Những mẹo tìm việc nên áp dụng để thành công trong bất kỳ quá trình tuyển dụng nào
Điều đó có ý nghĩ là với công việc hay vị trí này, bạn không đủ quan tâm và nhiệt tình. Nên chuẩn bị vài câu hỏi phù hợp cho buổi phỏng vấn.
1. Kiểm tra trước loại hình, cách thức phỏng vấn: số vòng phỏng vấn, nội dung từng vòng, phỏng vấn cá nhân hay nhóm,… Nhận biết mục tiêu, ý nghĩa của công việc: kết quả của việc làm hướng đến điều gì, cho ai, công ty hay cộng đồng.
2. Quyết định những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc nào thích hợp với công việc: có thể tìm xem qua yêu cầu tiêu chuẩn hoặc trong mô tả công việc. Cố gắng thử dự đoán những gì người phỏng vấn sẽ hỏi và phác thảo câu trả lời, ghi nhận lại, luyện tập “phỏng vấn giả”.
3. Nghĩ về những hoàn cảnh thực tế, tình huống, ứng biến có được từ kinh nghiệm trong công việc hoặc cuộc sống đời thường để làm minh họa cho các kỹ năng quan trọng.
4. Hết sức cẩn thận đọc lại CV hoặc Đơn ứng tuyển theo mẫu, Thư tìm việc trước khi gửi đi.
5. Cuối buổi phỏng vấn, hầu như chắc chắn bạn sẽ được cho thời gian để đặt câu hỏi. Thật là không hay chút nào nếu bạn rời khỏi buổi phỏng vấn mà không có điều nào muốn hỏi. Điều đó có ý nghĩ là với công việc hay vị trí này, bạn không đủ quan tâm và nhiệt tình. Nên chuẩn bị vài câu hỏi phù hợp cho buổi phỏng vấn.
Tạo nổi bật với nhà tuyển dụng
Mỗi một giai đoạn trong quá trình tìm việc đều cần bạn biết cách “làm chủ” để vượt qua. Từ hàng loạt thông tin tìm việc, bạn nên chủ động chọn lọc và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Chọn lọc từ những công việc bạn yêu thích, phù hợp, đủ năng lực đáp ứng, có suy nghĩ gắn bó dài hạn… Lưu giữ thông tin các công ty bạn đã ứng tuyển thật rõ ràng, chi tiết. Dùng nó khi bạn tạo hồ sơ tìm việc, tránh nhầm lẫn giữa các nơi khác nhau nếu bạn nhận email, cuộc gọi phỏng vấn. Tạo nổi bật với thương hiệu cá nhân trên mạng tìm việc chuyên nghiệp như LinkedIn và các mạng xã hội cá nhân. Thường xuyên cập nhật thông tin trên những trang web tìm việc. Là chính mình trong từng câu trả lời phỏng vấn, trang phục, phong thái, cách ứng xử, như vậy thì những gì bạn đạt được mới lâu bền. Cho dù kết quả phỏng vấn thế nào thì việc bạn để lại ấn tượng hay cho nhà tuyển dụng cũng là một cơ hội tiềm năng sau này.
Cho dù bạn hoàn toàn phù hợp với công việc đang ứng tuyển cũng không có nghĩa là bạn chắc chắn nhận được công việc này. Thật nghiêm túc, đặt nhiệt tình vào từng bước trong giai đoạn tìm việc thì mới có thể thành công.
Leave a Reply