Những điều cần làm để Startup của bạn thành công

Tôi biết nhiều bạn trẻ khởi nghiệp chỉ vì đam mê, muốn thỏa thích làm công việc yêu thích nhưng điều đầu tiên cần nhớ là ngừng ảo tưởng về một “thiên đường”.
Không chỉ là vốn, đam mê, những người khởi nghiệp cần có tư duy làm chủ, kỹ năng giải quyết nhiều vấn đề trong các mối quan hệ cũng như trách nhiệm cộng đồng.
Tìm kiếm cụm từ “khởi nghiệp từ tay trắng” trên Google, trong 0,28 giây sẽ có khoảng 3 triệu kết quả. Qua các kênh truyền thông, câu chuyện thành công của nhiều dự án khởi nghiệp cũng được nêu danh khá nhiều thời gian qua. Nhưng thực tế, câu chuyện khởi nghiệp chưa hẳn suôn sẻ như những trường hợp từ tay trắng đến thành công mà truyền thông nhắc đến.

Tháng 10/2014, Hoàng Nam (30 tuổi) nghỉ làm ở một công ty hàng đầu về công nghệ tại Hà Nội với lý do “chán việc”. Chàng trai trẻ muốn xây dựng công ty riêng. Nam dành thời gian tìm hiểu và đọc khá nhiều tài liệu kinh doanh. Với số vốn tích góp được cộng thêm một số mối quan hệ bạn bè, Nam và 2 người bạn nữa quyết tâm hiện thực hóa mô hình học trực tuyến.

Nhưng bắt đầu kinh doanh, Nam cùng cộng sự mới trải qua khó khăn, thử thách, như thiếu kiến thức, kỹ năng nền tảng xây dựng dự án, chưa kể nhiều yếu tố liên quan đến thị trường, sản phẩm… Công ty hoạt động không có đơn hàng, cạn vốn, thiếu nhân sự và vô số rắc rối khác xảy ra. Cuối cùng, họ quyết định đóng cửa công ty và chấp nhận thất bại.

Nhiều câu chuyện khởi nghiệp thành công tạo niềm cảm hứng cho rất nhiều bạn trẻ có ước mơ khởi nghiệp. Nhưng phía sau đó còn là câu chuyện về quản trị rủi ro khi dự án tăng quy mô, tìm kiếm thị trường, khả năng kiểm soát khủng hoảng… Công ty của Hoàng Nam chỉ là một trong số hàng trăm, hàng nghìn startup được thành lập, hoạt động thiếu chiến lược, để rồi phá sản.

Startup không đồng nghĩa với thành công. Vì khởi nghiệp không phải cuộc chơi dành cho tất cả mọi người.


Tôi biết nhiều bạn trẻ khởi nghiệp chỉ vì đam mê, muốn thỏa thích làm công việc yêu thích nhưng điều đầu tiên cần nhớ là ngừng ảo tưởng về một “thiên đường”. Khởi nghiệp cũng đi liền với thất bại. Không ít dự án có ý tưởng nhưng khi sản phẩm ra thị trường lại không giải quyết nhu cầu của khách hàng, nhà sáng lập không có chiến lược hay tầm nhìn dài hạn,…

Nếu muốn khởi nghiệp thành công, bạn cần sẵn sàng làm việc 24/7 và đối mặt với rất nhiều thử thách khắc nghiệt. Chuẩn bị kỹ lưỡng cho “con tàu” ra khơi. Nếu chưa đủ nguyên liệu, nhiên liệu thì đừng vội bắt đầu khởi động.

Những thứ cần chuẩn bị đối với một startup lại càng nhiều. Đó không chỉ là đam mê, là chăm chỉ, là cố gắng mà còn là tư duy làm chủ, giải quyết vấn đề; tinh thần sáng tạo; kiến thức, kỹ năng xây dựng doanh nghiệp; trách nhiệm; các mối quan hệ,… Bạn có thể học hỏi thêm nhiều điều từ các câu chuyện thành công song đừng quên tự mình trải nghiệm, học hỏi và giữ vững đam mê khởi nghiệp.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *